Vị trí Sân bay Quốc Tế Long Thành
Sân bay Quốc tế Long Thành (Cảng hàng không Quốc tế Long Thành) thuộc địa phận huyện Long Thành, Đồng Nai. Sân bay có chiều ngang 5 km, dài 10 km (5.500ha). Cổng vào sân bay hướng ra đường cao tốc TP.HCM – Vũng Tàu, bên hông là tuyến cao tốc TP. HCM – Dầu Giây hướng ra cao tốc Bắc - Nam.
Sân bay Quốc tế Long Thành còn kết nối dễ dàng đến các cảng biển lớn như Vũng Tàu, Cát Lái, Sài Gòn, Cái Mép,… tạo thuận lợi cho khâu hậu cần, giúp giảm giá thời gian, giá thành vận tải hàng hóa tới các cụm công nghiệp lớn phía nam nằm tại Đồng Nai và Bình Dương.
Xét về du lịch, sân bay Quốc tế Long Thành khi họ muốn thăm thú Nha Trang, Vũng Tàu, Phan thiết thì không cần bay vào TP. HCM. Điều này giúp giảm tải được lưu lượng xe lớn trong thành phố Hồ Chí Minh so với hiện tại.
Sân bay Quốc tế long thành với chủ trương là sân bay ngang tầm đến hơn các sân bay lớn trong khu vực. Ở vị trí trung tâm của Đông Nam Á, hàng hóa và hành khách di chuyển theo trục Bắc – Nam của địa cầu, quá cảnh hoặc trung chuyển tại Long Thành, sẽ đi theo một đường thẳng, gần hơn sân bay quốc tế Suvarnabhumi của Thái Lan. Thuận lợi hơn Changi của Singapore hay Kuala Lumpur - Malaysia, bởi Long Thành gần như ở ngay trung điểm của trục vận tải này.
Đây là một thế mạnh hiếm có với một sân bay trung chuyển ở khu vực hoặc trên thế giới. Nếu nói cảng biển Singapore là một vị trí “trời cho”, đem lại sự phồn thịnh cho đảo quốc sư tử bởi sự đắc địa duy nhất của nó thì Sân bay Long Thành, nếu tiếp thị và khai thác tốt, một cảng hàng không mạnh nhất khu vực Đông Nam Á sẽ không nằm ngoai dự đoán từ trước.
Vị trí Sân bay Quốc tế Long Thành
Các giai đoạn triển khai Sân bay quốc tế Long Thành
Sân bay quốc tế Long Thành được thiết kế 4 đường băng (4.000m - có thể đón các máy bay cỡ lớn như A380, B747), chia làm 2 cặp 2 bên. Mỗi bên có 2 nhà ga hình hoa sen cách điệu để đưa đón khách. Chính giữa là đường bộ, đường sắt nối từ Thành Phố HCM vào thẳng sân bay và ra cao tốc vô cùng thuận lợi. Quá trình xây dựng chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1
Được thực thi gấp rút từ năm 2021 đến 2025 (bao gồm cả khâu giải phóng mặt bằng) với quy mô 1 nhà ga và 1 đường băng để nhanh chóng giảm tải cho Tân Sơn Nhất. Giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD, dự tính đón khoảng 25 triệu lượt khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Giai đoạn 1 Sân bay Quốc tế Long Thành
Giai đoạn 2
Từ 2025 đến 2035 sẽ thêm 1 nhà ga và 1 đường băng nữa đón khoảng 50 triệu khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm
Giai đoạn 3
Từ năm 2035 đến năm 2050 hoàn thiện 4 nhà ga và 4 đường băng với công suất tới 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Sẽ vươn lên trở thành sân bay trung chuyển có tính cạnh tranh cao trong khu vực.
Giai đoạn 3 Sân bay Quốc tế Long Thành
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng không có sân bay nào hiệu quả tốt như sân bay Long Thành, nhất là giai đoạn 1, giai đoạn 2. Theo ông Thể, những sân bay khác như Cần Thơ, xây xong 10 năm mới có 1 triệu khách/năm hay lượng khách qua sân bay Vân Đồn trong năm đầu cũng rất thấp, song riêng với Long Thành, ông Thể cho rằng khi vừa xây xong sẽ đảm bảo lượng khách tới 25 triệu khách/năm.
Đến 2030, con số này sẽ là 85 triệu khách/năm và tổng công suất của Tân Sơn Nhất và Long Thành giai đoạn 2 có thể lên tới 100 triệu khách/năm. Do đó, Bộ trưởng Thể tư vấn đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án rất cao.
“Hiện, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cũng đã thuê tư vấn nước ngoài để thẩm tra một cách độc lập”, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết thêm.
Những quan ngại khi thi công Sân bay Quốc tế Long Thành
Nếu để chậm trễ, siêu sự án sân bay Long Thành có thể đối mặt với nguy cơ đội vốn so với 16,5 tỷ USD khái toán ban đầu, bởi đơn giá xây dựng cứ mỗi 5 hoặc 6 năm sẽ tăng gấp đôi.
Chúng ta đã có nhiều bài học khi chọn lựa nhà đầu tư, nhà thầu cũng như phương án tài chính ở nhiều công trình mang tính trọng điểm quốc gia. Do ít kinh nghiệm về tài chính và kỹ thuật trong những công trình có quy mô lớn, công nghệ cao, lại phụ thuộc, không chủ động về công nghệ và thiết bị hiện đại nên thường có những phát sinh ngoài dự tính và điều này cần được nhanh chóng khắc phục tại Long Thành.
Sân bay Long Thành là một công trình giao thông - kinh tế được đánh giá rất cao của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Theo tổ chức tư vấn tài chính Hansen Partnership của Úc, sân bay Long Thành nếu khai thác tốt sẽ đóng góp được 3-5% GDP cả nước. Bởi vậy, ngay từ thời điểm này, chậm trễ ngày nào, ta sẽ thiệt thòi ngày đó.
Sân bay Quốc tế Long Thành
Vai trò then chốt của Sân bay Quốc tế Long Thành
Không những đem lại nguồn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cho nước ta, sân bay quốc tế Long Thành còn góp phần tạo cơ hội việc làm cho hàng trăm nghìn người, tạo nên các khu đô thị mới hiện đại cho tỉnh Đồng Nai. Đặc biệt, sân bay quốc tế Long Thành còn mang nhiệm vụ giải tỏa áp lực đô thị cho thành phố Hồ Chí Minh.
Sân bay quốc tế Long Thành không chỉ có cơ hội trở thành thủ phủ hàng không của nước ta với sự giao lưu mạnh mẽ với bạn bè quốc tế, mà còn là nơi tập trung các đầu mối về dịch vụ hàng không cũng như kỹ thuật bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa máy bay, điểm cung cấp nhiên liệu bay lớn trong khu vực.
Đồng Nai sẵn có các khu công nghiệp lớn nhất nhì cả nước song song đó là các khu du lịch, sân golf với phong cảnh đẹp nhưng dường như chưa được khai thác triệt để, chưa được đầu tư đúng mức. Đây là điều lãng phí và sân bay Long Thành dường như là lời giải hoàn hảo cho bài toán phát triển Đồng Nai nói riêng và là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế cả nước nói chung.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành nếu được đầu tư hiệu quả sẽ mở ra cơ hội lớn. Giải quyết được điểm tắc nghẽn hạ tầng sân bay mới giải quyết được bài toán phát triển du lịch. Chậm xây Long Thành, chúng ta rất khó đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo nghị quyết 08 của Bộ Chính trị khi các sân bay quốc tế trọng điểm đều đang quá tải và chưa có khả năng mở rộng trong vòng 5 năm tới.
Clip Phối cảnh dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.